Monday 25 April 2016

Kệ Ngôn 109 - Lòng Cung Kính Mang Lại Nhiều Phúc Lạc - TT Trí Siêu


Psychotheraphy, Meditation
Kệ Ngôn 109
Lòng Cung Kính Mang Lại Nhiều Phúc Lạc
KinhPhapCuGiảng Sư: TT Trí Siêu 

Với người năng kính lễ
Bậc cao niên trưởng thượng
Được bốn pháp tăng trưởng:
Sắc, lạc, lực, thọ mạng

.
Chánh văn kệ ngôn pháp cú do Thượng Tọa Giác Đẳng dịch từ Pali
Abhivaadanasiilissa
nicca.m vaddhaapacaayino
Cattaaro dhammaa va.d.dhanti
aayu va.n.no sukha.m bala.m.

Minh Hạnh chuyển biên

TT Trí Siêu:Kệ ngôn 109 nói về phước thọ tăng trưởng khi người có tâm cung kính các bậc trưởng thượng.

Trước hết chúng ta nói về điều kiện để sống thọ. Ở đây, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo mỗi chúng sanh tạo thiện nghiệp khác nhau nên phát sanh tuổi thọ khác nhau . Bài kệ này Đức Thế Tôn thuyết lên trong trường hợp cậu bé Dighàyu con trai của một vị Bàlamôn gia chủ khi được một vị đạo sĩ Bàlamôn tiên tri cậu bé sống không quá 7 ngày nữa, người Bàlamôn gia chủ này khởi tâm lo lắng. .

Được người nhắc ngở, ông Bàlamôn này đến đảnh lễ Đức Phật và cầu xin Ngài cứu đứa bé. Đức Phật Ngài nói ông Balamon thỉnh Chư Thinh Văn La Hán về nhà kính lễ cúng dường và đặt đứa bé nằm ở giữa Chư Tăng ngồi chung quanh Chư Tăng sẽ đọc những bài kinh Paritta hay kinh cầu an cho đứa bé. Đến ngày thứ 7 Đức Thế Tôn thân hành ngự đến và Ngài ngồi hướng phía đầu của đứa bé. Bấy giờ toàn thể Chư Thiên, Dạ Xoa, Atula, những vị có đại thần lực đều qui tụ đến để đảnh lễ Đức Phật, Chư Tăng và nghe pháp. 

Trong một tiền kiếp đứa bé Dighàyu này có sự oan trái với một con Dạ Xoa kẻ phục dịch cho vị Thiên Vương Vessavana trong suốt 12 năm, bây giờ Dạ Xoa này được ân tứ cho thoát khỏi phục dịch và Dạ-xoa đó đi tìm bắt đứa bé. Đức Thế Tôn biết rõ như vậy nên Ngài dạy gia chủ Bàlamôn cha của đứa bé thỉnh Chư Tăng những vị có đại thần lực có đại uy lực của bậc vô lậu giải thoát, những vị đó và Đức Thế Tôn ngự đến thì hàng Chư Thiên có đại thần lực như Đức Trời Đế Thích, Tứ Đại Thiên Vương đi đến hầu pháp khiến cho Dạ-xoa này vì không đủ phước đức và uy lực so với các vị Chư Thiên nên đã lánh xa phía bên ngoài. Và sau 7 ngày là hết thời hạn của Dạ-xoa để bắt đứa bé thế là Dạ-xoa đã bỏ đi nơi khác và đứa bé được may mắn sống sót. Sau đó Đức Phật tiên tri đứa bé này sẽ sống thọ cho đến 120 tuổi.

Thật ra, tùy theo trường hợp, tùy theo hoàn cảnh của mỗi chúng sanh, không phải tất cả những việc làm như vậy đều đưa đến tuổi thọ cho một người nếu như người đó tạo nhiều ác nghiệp trong quá khứ. Nhưng riêng về cha mẹ của đứa bé và cả đứa bé khi đó vì có sự tương kính hoan hỉ kính lễ Đức Phật và Chư Tăng cho nên chính phước báu này thêm vào đó uy lực của Đức Phật và Chư Thánh Tăng do vậy đứa bé đã thoát nạn và được sống thọ.

Ở đây, mặc dù vậy, người Phật tử nên hiểu việc chúng ta thường năng lễ bái kính lễ các bậc giới hạnh và những bậc trưởng thượng trưởng lão đó là một trong 10 pháp hạnh phúc Apacāyanamaya tức là sự cung kính. Người xưa có câu nói " kính lão đắc thọ" cũng nằm trong ý nghĩa này. Khi một người có tâm cung kính đối với những vị trưởng thượng, những bậc có đức hạnh do nguyên nhân này tạo nên phước báu về phước đức. Một khi đã có phước đức những chúng sanh này thường phát sanh tăng trưởng với 4 pháp:

1. Thứ nhất, thọ mạng sống lâu
2. Thứ hai, sắc đẹp tức là dung sắc ngoại hình khả ái dễ nhìn dễ thương.
3. Thứ ba, an vui là tâm luôn luôn có sự phấn khởi hoan hỉ
4. Thứ tư là ít có sự bệnh hoạn, ít có sự đau yếu.

1. Một người khi có tâm kính lễ đối với các bậc trưởng thượng các bậc giới hạnh, người này với thiện tâm dẹp trừ tâm kiêu mạn hạ mình trước các bậc trưởng thượng và có sự kính lễ các bậc trưởng thượng các bận niên cao lạp trưởng. Xét về mặt tâm lý chúng ta thấy rõ những người có sự cung kính bậc trưởng thượng do phước đức này phát sanh lên tuổi thọ.

2. Người với tâm cung kính người khác không có lòng kiêu mạn, không có sự cống cao hống hách, không có sự khinh thường những bậc trưởng thượng thì khi đó tâm bên trong phát hiện ra bên ngoài. Một người có tâm khiêm cung như thế sẽ hiển lộ ra bên ngoài nét mặt tự nhiên một sự khả ái từ một nội tâm hiền thiện tốt đẹp. Đó là nguyên nhân phát sanh lên sắc đẹp.

3. Phát sanh lên sự an vui có nghĩa là người có tâm cung kính tôn trọng các bậc trưởng lão những bậc có đức hạnh thì tâm người này không có sự cống cao kiêu mạn nên người này luôn luôn với trạng thái tâm hoan hỉ. Khi tâm được hoan hỉ thỏa thích người này sẽ sống trong sự an vui.

Chúng ta đặt trường hợp khi chúng ta có sự cống cao kiêu mạn đối với người khác nhứt là đối với bậc trưởng thượng những người lớn tuổi hơn mình mà mình với tâm cống cao ngã mạn thì chẳng những là các bậc trí ở trong đời nhìn vào họ sẽ khiến trách chúng ta và bản thân của chúng ta do trạng thái tâm bất thiện không bao giờ chúng ta được sự an lạc. Ngược lại, nếu một người có sự hạ mình khiêm tốn và biết kính lễ các bậc trưởng thượng bao giờ người đó cũng có tâm an vui.

Khi một người sống được an vui thoải mái như vậy nói trên phương diện bệnh đau do thân tứ đại tiếp xúc với thời tiết hay hấp thụ bởi vật thực thì không thể nào tránh khỏi sự bệnh hoạn. Tuy nhiên những bệnh phát sanh do nghiệp hoặc những bệnh sanh ra do tâm phiền não thì những bệnh đó không có đối với những người có thiện tâm. Bởi vậy khi người có tâm cung kính tôn trọng những người kỳ lão những bậc trưởng thượng thì với thiện tâm này khiến cho người này tâm luôn luôn được thoải mái được an lạc vì vậy mà không thể có phát sanh lên những bịnh hoạn.

Khi chúng ta có sự âu lo có sự phiền não, hay chúng ta có sự bứt rứt lương tâm, có sự khó chịu nội tâm thì lúc bấy giờ thân thể chúng ta cảm thấy nặng nề nóng bức và phát sanh bệnh.
Ở đây bài kệ này có giá trị ở chỗ là khi chúng ta có sự khiêm tốn có sự cung kính thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ an trú trong điều thiện nên chúng ta sẽ thành tựu được những sự hạnh phúc. Đức Phật Ngài nêu lên rõ 4 pháp tăng trưởng: sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh.

Trong kinh MAṄGALASUTTA kinh Hạnh Phúc Đức Phật dạy :

Gāravo ca nivāto Etammaṅgalamuttamaṃ. - Cung kính và khiêm tốn là phúc lành cao thượng là 2 pháp trong bài kinh Hạnh Phúc.

Chúng ta cũng cần nói thêm vấn đề sống thọ của chúng sanh nó sẽ tùy thuộc vào ác nghiệp hay thiện nghiệp của người đó. Trong bài kinh Cùlakammavibhanga sutta Tiểu Nghiệp Phân Biệt Trung Bộ Kinh Đức Phật Ngài cũng dạy những người nào nam nữ trong đời này không có tâm não hại, không độc ác, không sát sanh, không đoạt mạng sống của chúng sanh khác do hạnh nghiệp thiện này sau khi mệnh chung sẽ được sanh về cõi trời nếu sanh trở lại làm người thì người đó sẽ được sống trường thọ. Ngược lại những chúng sanh nam nữ trong đời này có lòng ác độc, có tâm não hại sát phạt chúng sanh, cướp đoạt mạng sống của chúng sanh do hạnh nghiệp này sau khi chết phải bị đoạ vào khổ cảnh địa ngục, nếu trở lại làm người sẽ bị yểu tử. Đây là những trường hợp chúng ta phải biết rằng nó sẽ tùy thuộc vào nghiệp thiện và bất thiện mà chúng ta đã tạo trong quá khứ.

Trong trường hợp cậu bé Dighàyu Đức Phật Ngài không có nêu lên ác nghiệp ở trong quá khứ nhưng chỉ có một vài lý do gì đó mà có sự oan trái với Dạ-xoa và Dạ-xoa này tìm đến đứa bé để bắt làm vật thực để nó ăn,thì lúc đó đứa bé này chỉ cần dựa vào phước đức cung kính tôn trọng đảnh lễ Đức Phật và Chư Tăng và nhờ uy lực của Đức Phật và Chư Tăng, uy lực của các vị đại thần lực chấn giữ ở chung quanh Dạ-xoa không thể nào hiếp đáp được do vậy đứa bé được sống thọ.

Còn nếu chúng ta nói ngay trong hiện tại một khía cạnh khác cũng để giúp chúng ta thành tựu được sự sống lâu thọ mạng. Trong chú giải có đề cập đến những pháp khỉến cho người được an vui thiểu bịnh và kéo dài tuổi thọ.

1. Thứ nhứt, trong sinh hoạt hàng ngày 4 oai nghi đi đứng nằm ngồi phải được điều hòa tức là có đứng, có đi, có nằm, có ngồi trong một ngày như vậy khiến cho thân này được khỏe mạnh ít có sự bệnh hoạn do đó được kéo dài tuổi thọ.

2. Thứ hai, làm việc thích nghi, làm việc hợp thời chẳng hạn như sau khi ăn xong chúng ta đọc sách chính nguyên nhân này có thể làm cho chúng ta lâu ngày sẽ bị bệnh tiêu hóa v.v... những trường hợp đó chúng ta phải né tránh một chút. Khi chúng ta làm việc hợp thời thích nghi, cơ thể cảm thấy dễ chịu, thoải mái và vật thực đã được tiêu hóa thì lúc đó chúng ta ít bệnh hoạn và được sống lâu.

3. Thứ ba, trong chú giải nói rằng biết sắp xếp và tiết độ trong việc ẩm thực, chỉ ăn những thức ăn những thức uống nào thích nghi với thể trạng mình và dễ tiêu hóa như vậy cũng là nguyên nhân khiến cho thiểu bịnh khinh an và tăng trưởng tuổi thọ.

4. Thứ tư, trong đời sống nếu chúng ta biết tiết dục tức là tiết độ sắc dục không sống đời sống trụy lạc phí sức như vậy cũng là nguyên nhân khiến cho chúng ta được thiểu bịnh khinh an và phát sanh tuổi thọ.

5. Thứ năm, cuối cùng là hãy cố gắng giữ như thế nào để đừng cho phát sanh lên phiền não. Nếu trong đời sống một người phát sanh lên phiền não nhiều quá thì chính phiền não đó sẽ chi phối làm cho phát sanh bệnh hoạn và bị giảm thọ.

Ở đây, trong Atỳđàm Vi Diệu Tạng giải thích người khởi lên tâm thiện thì sắc tâm sẽ tốt, chúng ta gọi là sắc tâm thiện được tươi nhuần. Còn nếu người khởi lên tâm bất thiện như tâm tham, tâm sân hoặc tâm si chẳng hạn sắc tâm sẽ bị héo sào do đó dễ phát sanh bệnh hoạn.

Như có những bệnh liên quan đến tâm phiền não chẳng hạn như bệnh trầm uất tức là căng thẳng thần kinh hoặc bệnh cao áp huyết hoặc những bệnh tai biến mạnh máu não chẳng hạn thì những bệnh đó chúng ta thấy phần lớn ảnh hưởng vào nội tâm người đó, nếu người này có sự lo âu phiền não nhiều bấy giờ huyết áp sẽ tăng hoặc trong lúc người này có sẵn bịnh cao áp huyết nếu người này khởi lên sự lo sợ thình lình thì người đó sẽ bị vỡ mạch máu là bị tai biến có thể bại liệt nửa thân người chẳng hạn thì trong trường hợp chúng ta thấy có những bệnh nguy kịch như thế đó.

Có những người khi họ phát sanh tâm ái tâm luyến quá mạnh họ cũng phát sanh bệnh như bệnh tương tư, sân hận giận dữ nhiều cũng phát sanh bệnh. Như vậy, nếu chúng ta muốn được phát sanh lên sự an lạc, thoải mái yên vui để tăng trưởng tuổi thọ thì chúng ta cố gắng hạn chế những phiền não như vậy.

Bằng mọi phương tiện Đức Phật Ngài đã thuyết pháp cho chúng sanh biết rõ những nguyên nhân nào đưa đến sự an vui và tránh đi những nguyên nhân nào đưa đến sự đau khổ. Trong sự an vui đó có những hạnh phúc như trường thọ sống lâu, sự an vui thiểu bịnh, hay sức mạnh, hoặc dung sắc thù thắng mỗi một pháp như thế chúng ta tìm thấy rải rác trong kinh điển chỗ này chỗ kia Đức Phật cũng thường hay dạy những pháp tu tập để phát sanh lên.

Trong 2 pháp làm cho sinh đẹp (Sobhaṇakaranadhamma) Đức Phật Ngài nhấn mạnh pháp kham nhẫn (Khanti) và nghiêm tịnh (Soracca). khi một người có đức tánh kham nhẫn chịu đựng trước những nghịch cảnh không tỏ lộ sự bất bình không có sự giận dữ cau có người này sắc diện sẽ được đẹp, tướng mạo sẽ được đẹp, người có sự nghiêm tịnh về thân về khẩu tức là lúc nào cũng có một sự an trú ở trong một pháp thiện không để cho tâm bị chi phối thì người này sẽ trở nên đẹp.

Ở đây, trong ý nghĩa này cho chúng ta thấy mỗi một thành tựu kết quả tốt đẹp là do một nguyên nhân thiện pháp khác nhau chứ không phải chỉ có một thiện pháp mà có thể thành tựu được bởi vì chúng sanh đa dạng và nhất là chúng sanh có hạnh nghiệp đa dạng khác biệt nhau tùy theo trường hợp mà Đức Phật Ngài thuyết.

Như trường hợp Đức Phật Ngài thuyết 4 pháp tăng trưởng sống lâu sắc đẹp an vui sức mạnh hằng có đến người năng kính lễ bậc cao niên trưởng thượng thì chúng ta phải hiểu trong trường hợp đó Đức Thế Tôn Ngài thuyết hạn hữu cho một số chúng sanh không có tạo ác nghiệp sát sanh ở trong quá khứ để tạo nên quả báu khổ đau trong hiện tại. Một khi có một ác nghiệp chi phối rồi thì dầu cho chúng ta có làm những điều như vậy thì cũng không thể nào tương xứng được.

Trong Tăng Chi Bộ Kinh Anguttara Nikaya Đức Phật Ngài cũng có dạy:

"Người bố thí vật thực cho người khác đem lại cho người thọ thí sự sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh và trí tuệ biện tài do vậy thí chủ người bố thí vật thực cũng sẽ được thành tựu sự sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh và trí tuệ biện tài".

Đây là một điều chúng ta cần phải suy nghĩ và đó là một pháp chúng ta cần phải hết sức cẩn thận khi chúng ta suy xét, đó là một điều hết sức là lý thú khi chúng ta thực hành theo giáo pháp của Đức Phật. Chúng ta thực hành những pháp môn nào cũng được nếu là thiện pháp thì đều có tác dụng tốt đẹp.

Do đó,ở đây khi chúng ta nghe bài kệ pháp cú này thì đừng nghĩ rằng duy nhất chỉ có một pháp là chúng ta có sự cung kỉnh đảnh lễ bậc trưởng thượng là chúng ta đủ để phát sanh lên sự sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh mà còn nhiều phương pháp khác nhiều thiện pháp khác nữa tùy theo trường hợp Đức ThếTôn Ngài thuyết giảng.

Bài kệ này chúng tôi xin được chia sẻ cùng với qúi vị Phật tử chúng ta trong bài học hôm nay là như vậy./.
 

Saturday 2 April 2016

Kệ Ngôn 108 - Sự cầu phúc hợp đạo - TT Bửu Chánh


Psychotheraphy, Meditation
Kệ Ngôn 108

Sự Cầu Phúc Hợp Đạo
KinhPhapCuGiảng Sư: TT Bửu Chánh 

Sự Cầu Phúc Hợp Đạo
Cả đời cúng tế vật
Để cầu mong phúc đức
Không sánh một phần nhỏ
Kính lễ bậc chánh trực

.
Chánh văn kệ ngôn pháp cú do Thượng Tọa Giác Đẳng dịch từ Pali
Ya.m ki~nci yi.t.tha.m va huta.m va loke
Sa.mvacchara.m yajetha pu~n~napekkho
Sabbam-pi ta.m na catubhaagameti
Abhivaadanaa ujjugatesu seyyo.

Minh Hạnh chuyển biên và tóm tắt

TT Bửu Chánh: Trên thế gian bất luận tế vật hay vật thực nào ta có thể cúng dường trong mỗi năm để tạo phước, tất cả những vật ấy không bằng đảnh lễ bậc chánh hạnh cao thượng.
Đây là câu kinh Pháp Cú mang tính so sánh. Trong câu kinh Pháp Cú 108 đọc lên chúng ta thấy so sánh giữa những lễ vật hay vật thực cúng dường và thực tế ở đây ám chỉ để tế thần, dầu việc làm đó chúng ta thực hiện cả trăm năm để mong cầu có phước báu, tất cả những điều ấy không bằng 1/4 sự đảnh lễ các bậc chánh hạnh cao thượng.

So sánh giữa một người có niềm tin khi chúng ta cúng dường lễ vật để tế thần, niềm tin đó không mang lại công đức phước lành bằng đảnh lễ bậc chánh hạnh. 

Lễ vật ở đây là gì? Theo bảng chú giải lễ vật ở đây là những gì người ta dâng tặng trong các dịp lễ, và cái gì người ta sắm sửa để dâng tặng với một niềm tin sẽ gặt hái được kết quả trong vòng nghiệp.

Chữ Yittham là lễ vật để tế lễ

huta.m là lễ vật gì đó mua để biếu tặng hoặc dâng tặng với niềm tin sẽ được gặt hái quả trong việc làm đó.

Ý nghĩa của câu kệ này là đảnh lễ một vị Thánh người đã thành tựu Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán nghĩa là bậc chánh hạnh. Ở đây, trong câu kệ này ám chỉ các vị đã giác ngộ giải thoát là Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán.
Trong phần duyên sự; một người bạn của Trưởng Lão Xá Lợi Phất Sariputta hàng năm tiêu phí rất nhiều tiền để giết các thú vật làm lễ tế thần và Đức Phật thuyết phục ông ta trở về phương pháp cúng dường chơn chánh. Như vậy câu kinh này ám chỉ những lễ vật cụ thể như giết thú để tế thần lửa với niềm tin được nhiều công đức, Đức Phật Ngài dạy công việc làm đó không mang lại công đức trong khi chỉ cần đảnh lễ một vị Thánh nhân một vị đắc được Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán có phước báu to lớn.

Câu chuyện duyên sự xảy ra tại Ấn Độ và ngày hôm nay còn một số người vẫn tin giết thú tế thần có nhiều phước báu, và rõ rệt nhất tại nước Nepal trên đường đi từ Ấn Độ đến nước Nepal hướng đến thung lũng Kathmandu thủ đô của Nepal là nước giáp với Ấn Độ. Tại Nepal có vườn Lâm Tỳ Ni nơi Đức Bồ Tát đản sanh vẫn còn tục lệ giết thú để tế thần lửa dọc theo con đường đi từ Ấn Độ đến nước Nepal. Nepal ngày xưa nằm trong phạm vi nước Ấn Độ cổ đại, hiện nay đã tách ra thành nước nhỏ.

Như vậy sự cúng dường bằng cách giết thú để tế thần điều đó không mang lại kết quả lợi ích nào trong khi chỉ cần đảnh lễ một vị đă đắc Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán phước báu vô cùng to lớn. Như vậy ở đây sự so sánh giữa một người tin theo thần quyền phải dùng tới những lễ vật như thú vật và những lễ vật này mang tính phải giết hại với niềm tin như vậy chúng ta tạo thêm tội không giữ giới sát sanh.

Trong 5 giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, và không dùng các chất say. Thì giới đầu tiên là sát sanh . Và nếu như một người dùng lễ vật bằng hành động sát sanh giết hại chúng sanh để tế thần như vậy không những không có phước mà lại có tội và mang cái nghiệp sát sanh. Và nếu người nào mong cầu phước báu thì chỉ cần đảnh lễ bậc Thánh nhân bậc đã thành tựu giải thoát đã đắc Tu Đà Hoàn đã diệt trừ phiền não, Tư Đà Hàm đã làm giảm nhẹ dục ái và sân đắc. A Na Hàm đã dứt trừ dục ái và sân. Và đắc A La Hán là đã diệt tận ái sắc ái vô sắc ngã mạn phóng dật và vô minh.

Thì đãnh lễ cúng dường suốt năm cúng tế thú vật để cầu phước cả đời cũng không bằng 1/4 kính lễ bậc chánh trực. Bậc chánh trực ở đây hay là bậc chánh hạnh, là các vị Thánh nhân Tư Đà Hàm hay A Na Hàm, A La Hán.

Đề cập đến vấn đề cúng dường trong Trung Bộ kinh, bài kinh Cúng Dường Phân Biệt (Dakkhinàvibhanga sutta) Đức Phật Ngài dạy: Bố thí cho các loại bàng sanh, cúng dường này có trăm phần công đức. Bố thí cho những phàm phu theo ác giới, cúng dường này có ngàn phần công đức. Bố thí cho các phàm phu gìn giữ giới luật, cúng dường này có đem lại trăm ngàn lần công đức. Bố thí cho các người ngoại học đã ly tham trong các dục vọng, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn ức lần công đức. Bố thí cho các vị trên con đường chứng quả Dự lưu, cúng dường này có đem lại vô số vô lượng công đức. Và bố thí cho một vị trên đường để chứng Tu Đà Hườn to lớn nhưng cũng không bằng bố thí cúng dường cho vị đã đắc Tư Đà Hàm. Vị đã đắc Tu Đà Hườn phước báu to lớn rồi nhưng cũng không bằng bố thí cho vị trên đường đắc Tu Đà hàm. Bố thí cho người trên đường đắc Tư Đà Hàm phước báu to lớn không bằng Tư Đà hàm. Bố thí cho người trên đường đắc Tư Đà Hàm phước báu không bằng bố thí cho người trên đường đắc A Na Hàm. Bố thí cho người trên đường đắc A Na Hàm phước báu to lớn cũng không bằng người đã đắc A Na Hàm. Bố thí cho người đắc A Na Hàm phước báu đó to lớn rồi cũng không bằng cho người trên đường đắc A La Hán. Bố thí cho người trên đường đắc A La Hán cũng không bằng bố thí cho các bậc A La Hán phước lớn không bằng bố thí cho Phật Độc Giác Bích Chi Phật. Bố thí cho vị Phật Độc Giác phước báu to lớn rồi cũng không bằng bố thí cho cúng dường đến Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác. Cúng dường đến Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác to lớn rồi nhưng cũng không bằng cúng dường đến Tăng Chúng.

Như vậy phước báu chúng ta cúng dường chúng tôi đã nhắc lại kinh Trung Bộ Đức Phật Ngài theo thứ tự 14 đối tượng để cúng dường và theo thứ tự từ thấp lên cao.

Riêng chúng ta giết chúng sanh để cúng tế thần lửa như tập tục của người Ấn Độ thờ thần lửa thời xưa mà hiện nay tại Ấn Độ và xứ Nepal xứ rõ nhất vẫn còn giết những con dê để tế thần lửa, đó không phải là sự cúng dường theo nghĩa bố thí mà đó là một sự sát hại chúng sanh. Niềm tin có một vị thần linh Thượng Đế trong Phật giáo phủ nhận điều này, Phật Giáo không chấp nhận Thần Linh và Thượng Đế Phật Giáo không chấp nhận. Việc làm tế lễ này mang tánh cách để thần quyền, không những không có phước báu mà còn có tội nữa.

Trong câu kinh Pháp Cú 108, khi mình làm những việc tế lễ thần linh bằng cách giết hại chúng sanh dù có làm cả năm trời như vậy cũng không có phước báu không bằng 1/4 chỉ đảnh lễ các vị Thánh chứng đắc đạo quả.

Sự đãnh lễ gọi là abhivandati trong tiếng Pali.

Đảnh lễ đến các vị bậc Thánh nhân, các bậc Alahán Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác. Bậc chánh hạnh hay bậc chánh trực hay bậc Thánh nhân ở đây ám chỉ các vị đắc các quả Thánh. Ví như mình gieo một hạt giống trên một mảnh đất màu mỡ đầy chất phân chất nước trên một mảnh đất tươi tốt thì quả phúc vô cùng to lớn. Còn nếu mình gieo trên mảnh đất khô cằn chắc chắn nó không lên được nhiều khi nó chết. Muốn có sự phước báu thì mình phải gieo trên một mảnh đất màu mở tươi tốt thì chúng ta sẽ gặt hái được.

Đức Phật Ngài dạy trong kinh Đại Bát Niết Bàn trên cõi trời có nhiều vị Chư Thiên dâng hoa trời cúng dường Ngài, cũng có nhiều người đến đảnh lễ Ngài nhưng Đức Phật Ngài nói sự cúng dường đó không bằng giới hạnh của sự tu tập của chính mình. Như vậy một vấn đề khác chúng tôi muốn nói sự cúng dường bằng tâm của mình, bằng tâm định. Sự cúng dường đến một cách cao thượng đó là sự cúng dường bằng sự tu tập giới định tuệ của mỗi người chúng ta./.