Kệ Ngôn 107
Không phải tín thành nào cũng quí
|
Giảng Sư: TT Pháp Nhiên Chốn sâu thẳm rừng thiêng Không sánh bằng giây phút Kính lễ bậc thánh hiền Phút giây qui ngưỡng ấy Hơn trăm năm kỳ yên . Chánh văn kệ ngôn pháp cú do Thượng Tọa Giác Đẳng dịch từ Pali aggi.m paricare vane Eka~nca bhaavitattaana.m muhuttamapi puujaye Saa yeva puujanaa seyyo ya~nce vassasata.m huta.m. Minh Hạnh chuyển biên
TT Pháp Nhiên:Trong duyên sự kệ ngôn 107 : Trưởng Lão Xá Lợi Phất đến thăm người cháu. Trưởng Lão hỏi người cháu của mình vốn là vị đạo sĩ thờ lửa trong thời gian tu tập như vậy thì thường làm thiện sự nào. Người cháu bạch với Tôn Giả Xá Lợi Phất cứ mỗi tháng như vậy ông giết một con vật để tế thần lửa. Ngài Xá Lợi Phất hỏi làm như vậy nhằm mục đích gì? Người cháu của Ngài bạch rằng "Thông qua các vị thầy của ông việc tế thần lửa là con đường dẫn đến phạm hạnh dẫn đến Phạm Thiên giới". Khi nghe câu trả lời của người cháu trai Ngài Xá Lợi Phất nói con đường dẫn đến Phạm Thiên giới không phải như vậy và người biết con đường đưa đến Phạm Thiên chính là Đức Phật. Sau đó Trưởng Lão Xá Lợi Phất dẫn người cháu của mình đến gặp Đức Phật và khi gặp Đức Phật câu chuyện được trao đổi giữa hai người được lập lại trước mặt Đức Phật, nhân đó Đức Phật thuyết câu kệ ngôn này.
Ngày xưa theo cổ lệ tôn giáo Ấn Độ trong đó có Balamon giáo và trong giáo lý Balamon giáo có hình thức thờ lửa. Riêng đối với Phật tử VN có thể chúng ta xa lạ với hình thức này. Tôi xin trình bày như sau: Ở trong các sớ giải có kể các vị tu sĩ thờ thần lửa có những nguyên tắc rất chuẩn mực, một người theo Balamon giáo chấp trì hạnh nguyện thờ lửa khi con em ở trong gia đình mới vừa sanh ra đời họ thắp cho đứa bé một ngọn lửa, trong khoảng thời gian đứa bé còn nhỏ cha mẹ hay những người thân những người có bổn phận đối với đứa bé đó giữ gìn ngọn lửa cháy suốt trong khoảng thời gian đứa bé còn nhỏ cho đến khi trưởng thành, sau khi trưởng thành họ giao trách nhiệm chăm sóc ngọn lửa đó cho người thiếu nữ hoặc cậu thanh niên đã hoàn toàn trưởng thành. Với một người theo đạo Thần Lửa họ xem đó là một ngọn đuốc thiêng giống như một vị thần hộ pháp và họ tin tưởng vị thần hộ pháp này sẽ dẫn dắt họ về cõi trời Phạm Thiên. Người cháu của Tôn Giả Xá Lợi Phật cũng là một vị đạo sĩ thờ thần lửa, do vậy khi gặp lại Trưởng Lão Xá Lợi Phất người cháu của mình thuật lại tất cả những gì về nghi thức tôn giáo cho Trưởng Lão nghe. Sau khi Trưởng Lão nghe người cháu của mình thuật lại như vậy Trưởng Lão dẫn người cháu đến Đức Phật và Đức Phật đã thuyết câu kệ ngôn trên.
Câu kệ ngôn này nhắc chúng ta nhớ trong Tiểu Bộ Kinh tập Jataka (Truyện Tiền Thân) kể lại câu chuyện tiền thân của Đức Phật khi Ngài còn là Bồ Tát, Đức Phật Ngài kể trong một tiền kiếp nọ Ngài là một vị đạo sĩ trong giòng giõi thờ Thần Lửa, Ngài lớn lên cũng theo truyền thống giữ gìn ngọn Lửa thiêng cha mẹ để lại. Khi đó Ngài với tâm lý xuất gia cao độ Bồ Tát từ bỏ gia đình sống trong am thất tại một cánh rừng nọ. Một hôm có việc Ngài phải xuống làng tìm những vật dụng cần thiết cho đời sống vị đạo sĩ. Trong khi Ngài đi xuống làng rời khỏi am tranh bất chợt có một cơn giông thổi đến và ngọn Lửa Thiêng Ngài đang thờ do vì ngọn gió thổi bạt vào vách thiêu rụi âm tranh của Ngài. Khi Đức Bồ Tát tìm tất cả những vật dụng cần thiết xong trở về Ngài thấy am tranh của Ngài đã bị ngọn Lửa Thiêng cháy rụi. Ngài khởi lên một nhận xét ngọn Lửa Thiêng mình tôn thờ từ hồi nhỏ do cha mẹ trao lại bây giờ Ngài trưởng thành Ngài luôn luôn một lòng tôn kính và lòng tin đó đã được đáp trả lại bằng một việc rất phũ phàng ngọn Lửa Thiêng đó đã đốt cháy rụi am tranh của Ngài. Qua sự kiện đó Đức Bồ Tát Ngài nhận ra có những việc chúng ta theo tập tục truyền thống hoàn toàn không có lợi ích gì cho mình như việc thờ Thần Lửa.
Câu chuyện người cháu trai của Tôn Giả Xá Lợi Phất giống như câu chuyện tiền thân của Đức Phật khi Ngài còn là bồ tát. Qua đó Đức Phật dạy nếu một người sưốt một trăm năm thờ tự như vậy, với thời gian đó không bằng một người chỉ trong một giây phút ngắn ngủi lễ bái cúng dường đến một vị Thánh nhân thật sự phước báu hơn nhiều.
Chúng tôi nhắc lại, khi chúng ta đọc tất cả các bản kinh Nikaya (Tiểu Bộ Kinh) sẽ thấy một điều rất đặc biệt, riêng đối với bản kinh Pháp Cú. Lấy ví dụ, khi đọc Trung Bộ Kinh tất cả các bài kinh được các vị A Xà Lê kết tập các Ngài chọn nhiều lý do để làm đề bài kinh. Chẳng hạn có một bài kinh các Ngài A Xà Lê lấy nội dung kinh để làm đề bài kinh, có bài kinh khác các Ngài A Xà Lê lấy đối tượng thuyết kinh Đức Phật Ngài thuyết cho ai tên tuổi của người đó sẽ được các Ngài làm đề bài kinh, ở trong một trường hợp khác các Ngài lấy một hình ảnh ví dụ nổi bậc nào đó trong bài pháp thoại thì các Ngài làm đề bài kinh, trong trường hợp khác nữa các Ngài lấy địa danh nơi thuyết giảng bài kinh đó làm đề bài kinh. Riêng trong tập kinh Pháp Cú này hầu hết 26 phẩm được các Ngài A Xà Lê lấy nội dung của mỗi câu kệ ngôn làm đề bài kinh và việc chọn tựa đó có ngụ ý. Do vậy, các vị Giảng Sư đã trình bày mỗi phẩm kinh Pháp Cú như vậy thì tên của Phẩm như vậy, thì chúng ta cần lưu ý.
Bài kinh Pháp Cú chúng ta đề cập hôm nay là phẩm Ngàn. Trong phẩm Ngàn khi chúng ta đọc hết phẩm này chúng ta thấy hai con số đó là số ngàn hay số 100 năm. Thì số ngàn chỉ là con số ước lệ chỉ một việc gì đó rất là nhiều. Rồi con số 100 năm là con số chỉ về giới hạn kiếp sống của con người. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta có dịp gặp lại con số 100 năm Đức Phật Ngài đề cập thì 100 năm đó do vì trong khoản thời kỳ tuổi thọ của chúng ta ngày hôm nay kể từ thời Đức Phật cho đến chúng ta kiếp sống của nhân sinh trên dưới 100 năm. Khi Đức Phật Ngài đề cập con số 100 năm thì Đức Phật Ngài thuyết pháp vào bối cảnh đối tượng thuyết kinh và người nghe trong tuổi thọ 100 tuổi. Do đó chúng ta cũng phải hiểu thêm trong thời gian khác tức là ở trong những thời kỳ chúng sanh có tuổi thọ nhiều hơn thì nội dung của bài kinh này thời gian có thể được kể nhiều hơn.
Thì ở trong bài kinh Đức Phật Ngài đề cập đến con số 100 năm là tuổi thọ của một đời người và nếu như vào thời gian nào đó tuổi thọ nhân loại có cao hơn là 200 năm, 1,000 năm và 10,000 năm thì ở đây theo sự hiểu biết cá nhân tôi (xin quí vị nhớ cho ở đây là sự hiểu biết cá nhân), tôi chưa đọc bản sớ giải nào nói về con số này thì dầu cho chúng ta có sống nhiều hơn nữa thì Đức Phật vẫn nói rằng là nếu cả một đời sống của chúng ta chỉ không giới hạn ở trong 100 năm đó nếu chúng ta làm công việc vô ích thì không bằng ở trong thời gian ngắn ngủi chúng ta làm việc hữu ích.
Bài học ngày hôm nay nhân một duyên sự Đức Phật thuyết câu Pháp Cú này cho một người nghe là một vị Balamon vị tu sĩ thờ lửa ở trong một bối cảnh chúng sinh với tuổi thọ như vậy, Đức Phật Ngài dạy dầu cho chúng ta sống cả trăm năm tức là chúng ta sống suốt cả đời như vậy và chúng ta làm công việc như giết hại chúng sinh nào đó nhằm vào việc tế tự thì Đức Phật Ngài dạy công việc đó không bằng chúng ta trong một giây phút ngắn ngủi cúng dường đến các bậc Thánh nhân.
(tape 2)lời người chuyển biên: vì đường Net trục trặc ghi âm vị đứt quãng do vậy xin tóm tắt như sau:
Trong một pháp hội, một vị thiên nhân đã ngồi trước các vị thiên tử nên bị các vị thiên tử phản đối. Vị thiên nhân này đã có thời gian phụng sự Tôn Giả Kaccàyana 3 tháng mùa mưa. Vị thiên nhân bạch với Đức Phật: "Bạch Thế Tôn chỉ có khoảng thời gian 3 tháng con cung dưỡng cúng dường Tôn Giả Kaccàyana. Hôm nay, con ngồi ở đây vì con đến trước con ngồi trước đó là việc rất bình thường, các vị Thiên Tử đến sau thì các vị ngồi sau đó cũng là lẽ tất nhiên. Và con không cảm thấy về phương diện công đức phước báu con thua sút những vị ấy và do vậy con vẫn an vị tại chỗ.
Do vậy. Một việc làm phù hợp với đạo đức ở trong giới luật của bậc Thánh Đức Phật Ngài nói rằng việc làm đó vẫn qúi hơn nhiều.
Chúng tôi xin được phép trình bày ngắn gọn câu kệ ngôn 107 như vậy.
Và trước khi kết luận bài giảng chúng tôi xin được nhắc lại câu chuyện của Đức Phật Ngài kể khi Ngài còn là vị bồ tát tên là Balamon Velama. Trong tiền thân này Đức Phật Ngài kể rằng là khi Ngài ở trong một sanh thủ Ngài làm rất nhiều thiện sự. Trong Tăng Chi Bộ Kinh Đức Phật Ngài kể khi đó Ngài dành rất nhiều tài sản để làm việc thí, Ngài dành rất nhiều thời gian để làm các công việc từ thiện xã hội. Tuy nhiên với một thời gian dài, với tài sản bỏ ra thì những kết quả Ngài gặt hái được không đáng là bao. Bởi vì trong khoảng thời gian đó Ngài không có gặp một vị Thánh nào và đối tượng của Ngài và cách Ngài làm chỉ là một cách làm của một người có một lòng tốt. Tuy nhiên vì lòng tốt đó chỉ được làm với một suy nghĩ rất đơn giản, do đó kết quả không có to lớn là bao nhiêu
Chúng tôi muốn nói, ngay cả việc làm thiện sự như vậy còn cho chúng ta kết quả chênh lệch khác nhau huống nữa là giữa việc làm thiện và ác thì sẽ có kết quả khác nhau như thế nào. Chúng tôi xin được tóm tắt như vậy ./.
|
Tuesday, 15 March 2016
Kệ ngôn 107 - Không phải tín thành nào cũng quí - TT Pháp Nhiên
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment